Vậy hai phiên bản này có những điểm giống và khác nhau như thế nào?
Thiết kế và kích cỡ
Kích cỡ chính là điểm khác biệt rõ rệt nhất của hai chiếc smartphone này. Lẽ tất nhiên, HTC one Mini sẽ phải sở hữu kích thước nhỏ hơn so với người anh em của mình HTC one. HTC one có kích thước tổng thể 137.4 x 68,2 x 9.3 mm, nặng 143g cùng với màn hình 4,7-inch, độ phân giải Full HD. Trong khi đó, HTC one Mini có trọng lượng 122g với các số đo lần lượt là 132 x 63.2 x 9.25mm, cùng màn hình HD, 4,3-inch. Màn hình của HTC one có thể nói là đẹp nhất hiện nay trên thị trường với khả năng hiển thị màu sắc thật, sống động cùng độ tương phản ấn tượng.
Khác với khung viền kết hợp giữa nhựa và nhôm của người đàn anh, HTC one Mini được trang bị một viền nhựa bao lấy toàn màn hình cũng như nắp sau.
Cấu hình bên trong
Với hai sản phẩm khác nhau về kích cỡ, bạn sẽ nhận được một bộ vi xử lý có tốc độ chậm hơn trong một điện thoại nhỏ hơn. HTC one Mini sử dụng vi xử lý Snapdragon 400 lõi kép của Qualcomm, xung nhịp 1.4GHz, trong khi HTC one sử dụng vi xử lý Snapdragon 600 lõi tứ, xung nhịp 1.7GHz, RAM 2 GB và bộ nhớ trong 32 GB.
Điều đáng tiếc là không chỉ RAM của HTC one Mini (1GB) chỉ bằng một nửa so với HTC one (2GB) mà dung lượng lưu trữ cũng bị hạn chế. Không sở hữu bộ nhớ trong 32GB hoặc 64GB như người tiền bối của mình, phiên bản mini chỉ có 16GB bộ nhớ trong, dung lượng lưu trữ trong của máy là 16 GB, không thể mở rộng lưu trữ. Cả hai chiếc điện thoại của hãng sản xuất Đài Loan đều không có khe cắm thẻ microSD.
Hệ điều hành
HTC one mini chạy Android 4.2.2, dùng giao diện Sense 5 với tính năng cập nhật tin tức, mạng xã hội BlinkFeed và loa Beats Audio. Trong khi đó, HTC one được trang bị hệ điều hành Android 4.1 (Jelly Bean).
Kết nối
Các kết nối cũng đã bị thay đổi đôi chút. HTC one Mini vẫn là một thiết bị LTE như HTC one, với các kết nối UMTS/HSPA và GSM/EDGE khi người dùng ở ngoài vùng phủ sóng 4G. Cả hai thiết bị đều hỗ trợ Wi-Fi a/b/g/n, nhưng chỉ HTC one được hỗ trợ chuẩn 802.11ac. Tương tự, cả hai đều có Bluetooth 4.0 với sự hỗ trợ aptX, nhưng chỉ HTC one có NFC.
HTC đã giải thích cho sự cắt giảm này là để hạn chế kích thước các ăng-ten sao cho phù hợp với máy. Ngoài ra, một trong những tiện ích được yêu thích của HTC one đó là cổng hồng ngoại IR Blaster giúp người dùng có thể sử dụng điện thoại như là một điều khiển từ xa cho TV lại không có trên one Mini.
Camera
Camera sử dụng công nghệ UltraPixel mang thương hiệu của HTC đã được đưa vào one Mini cùng với tính năng HTC Zoe và khả năng quay video Full HD 1080p. Phiên bản mini cũng được trang bị ống kính góc rộng 28mm khẩu độ f/2.0 cùng với một đèn flash LED, nhưng one Mini lại không được trang bị tính năng chống rung quang học (OIS) như người đàn anh của nó.
Pin
Với kích thước nhỏ hơn, phiên bản mini cũng sở hữu pin nhỏ hơn, chỉ 1.800 mAh 1.800 mAh cho thoại là 13,2 giờ và thời gian chờ 692 giờ. Trong khi đó, với dung lượng pin 2.300 mAh, HTCOne giúp người dùng có thể
Giá bán
HTC one mini sẽ được bán ra từ tháng 8 tại một số thị trường với giá 450 euro, tương đương với khoảng 12,3 triệu đồng. So với HTC one, mức giá này của mini thấp hơn khoảng 3,5 triệu đồng so với phiên bản HTC one.
Kết luận
Có kích thước nhỏ hơn HTC one, nhưng trên thực tế, HTC one mini lại không mini là bao so với người anh em của mình. Nếu xét về mức giá, HTC one mini xem ra phù hợp hơn với người dùng Việt khi nó được lên kệ, và sẽ là một trong những đối thủ của các smartphone Android hiện có mặt trên thị trường và của chính người anh em HTC one.
Theo VnMediaNgày 9/5, tại buổi họp báo ở Ấn Độ, CEO Stephen Elop của Nokia đã chính thức giới thiệu Nokia Asha 501 – chiếc điện thoại màn hình cảm ứng giá rẻ đầu tiên của thế hệ Asha mới, sử dụng nền tảng hệ điều hành mới cũng với tên Asha.
![]() |
CEO Stephen Elop của Nokia đã chính thức giới thiệu Nokia Asha 501 với giá 99 USD hôm 9/5 tại New Delhi, Ấn Độ. (Ảnh: BM.). |
Dự kiến sẽ được tung ra ở một số nước vào cuối tháng 6/2013 với mức giá 99 USD, Nokia kỳ vọng đây sẽ là một sản phẩm mang lại thành công tại các thị trường mới phát triển như Đông Nam Á, nơi tỉ lệ người tiêu dùng có thu nhập thấp còn chiếm tỉ lệ cao. Chính vì vậy, hãng đã chọn Ấn Độ làm nơi chính thức ra mắt sản phẩm này.
Cấu hình tầm trung, giá mềm
Với mức giá dự kiến 99 USD, tương đương khoảng 2,2 triệu đồng VN, Asha 501 là chiếc điện thoại 2 sim màn hình cảm ứng điện dung có chất lượng “chấp nhận được”, dù màn hình LCD 3 inch là khá nhỏ để cảm nhận các trải nghiệm “chạm và trượt” thực sự. Kích thước máy khá nhỏ 99.2 x 58 x 12.1 mm, nặng 98 gram, trông hơi giống một món đồ chơi vì có màu sắc sặc sỡ, nằm gọn trong lòng bàn tay nhưng có dáng hơi vuông vì tỉ lệ chiều ngang so với chiều dọc lớn hơn thông thường.
![]() |
Asha 501 có kích thước chiều ngang rộng hơn thông thường, nhưng khá nhỏ. (Ảnh: BM.) |
Màn hình nhỏ 320x240 pixel cũng là điều bắt buộc để giúp tiết kiệm dung lượng của viên pin 1.200 mAh của Asha 501, được Nokia giới thiệu là có thời gian chờ khi dùng 1 sim lên tới 48 ngày, còn với 2 sim là 26 ngày, thời gian đàm thoại 17 tiếng. Ưu điểm này sẽ giúp Asha 501 kế thừa truyền thống “pin lâu sóng khỏe” của các dòng điện thoại thành công trước đây.
Bộ xử lý CPU 1GHz bên trong với bộ nhớ RAM 64MB, bộ nhớ trong 128MB, kèm sẵn thẻ nhớ 4GB (có thể mở rộng lên tới 32GB) giúp người dùng Asha 501 có thể lưu trữ trong điện thoại được nhiều nhạc, ảnh và video hơn. Nhưng với các ứng dụng và trò game bắt buộc phải cài trên bộ nhớ máy, bộ nhớ trong 128 MB vấn sẽ nhanh chóng đầy, khiến người dùng phải lựa chọn xóa bớt đi khi muốn cài ứng dụng mới.
Một cải tiến đáng khích lệ khác ở Asha 501 là khe cắm sim được chuyển ra phía ngoài cạnh máy, nên người dùng không phải tháo pin khi muốn thay sim như với dòng máy smarphone Lumia. Tuy nhiên khe cắm thẻ nhớ MicroSD thì vẫn nằm khá bất tiện bên dưới pin.
Điểm nhấn mới từ hệ điều hành Asha
Nền tảng hệ điều hành Asha mới toanh được ra mắt cùng Asha 501 chính là “quả ngọt” đầu tiên của việc Nokia mua lại hãng lập trình hệ điều hành di động Smartephone hồi năm ngoái. Ưu điểm của Asha OS là các thao tác trượt màn hình dễ dàng để lựa chọn các tác vụ như trả lời tin nhắn, cuộc gọi, email, tin nhắn mới trên Facebook… kèm theo tính năng lựa chọn sim để gọi điện, kết nối Internet khá thuận tiện.
![]() |
Tính năng Swipe và Fastlane hứa hẹn giao diện Asha 501 sử dụng dễ dàng hơn. (Ảnh: BM.) |
Điểm nhấn của hệ điều hành Asha chính là hai tính năng Swipe và Fastlane. Swipe là tính năng lật và trượt giữa các màn hình, còn Fastlane là chế độ màn hình thứ hai chạy song song với màn hình Home. Fastlane cho phép xem nhanh lại mọi hoạt động sử dụng điện thoại của người dùng theo từng ngày, từ nhắn tin, trả lời bạn bè trên Facebook hay lịch sử cuộc gọi, lịch làm việc... Tính năng này giúp quản lý và tìm kiếm các nội dung sử dụng máy được trực quan và tuần tự theo thứ tự thời gian như một cuốn sổ nhật ký tổng hợp.
Tính năng chia sẻ file nhanh qua kết nối Bluetooth có tên Slam từng được Nokia công bố cuối năm 2012 với hai dòng sản phẩm Asha 205 và Asha 206 cũng có mặt trên Asha 501. Chỉ cần chọn tính năng gửi file khi xem ảnh hay video và đặt 2 chiếc Nokia cùng có chức năng Slam, file sẽ được chuyển từ máy gửi sang máy nhận rất nhanh mà không phải qua giai đoạn “cặp đôi” (pairing) như kết nối Blutooth thông thường.
Dành cho người mới tiếp cận smartphone
Asha 501 sở hữu hai khe cắm sim đều có khả năng kết nối Internet nhưng chỉ hỗ trợ mạng 2,5G (GPRS/EDGE), ngoài ra máy cũng có khả năng kết nối Wi-Fi và Bluetooth. Máy chỉ có camera sau 3,2-megapixel cố định tiêu cự (không có đèn flash), không có camera phía trước. Chất lượng hình ảnh QVGA được giới chuyên môn đánh giá là mới chỉ “tròn vai” của một camera trung bình, và khi hiển thị trên màn hình 320x240 cũng không thực sự sắc nét. Nhưng với những người chưa từng dùng smartphone bao giờ thì đó là chất lượng chấp nhận được.
Với cấu hình vừa phải, thiết kế nhỏ gọn, màn hình cảm ứng nhỏ, Asha 501 phù hợp với những người dùng đã quen thuộc với điện thoại phím bấm truyền thống nhưng chưa từng dùng điện thoại màn hình cảm ứng, chưa dùng nhiều tới kết nối Internet di động.
![]() |
Màu sắc vỏ máy rực rỡ được kế thừa từ dòng Lumia, dễ tháo đổi, phù hợp với giới trẻ ưa cá tính. (Ảnh: BM.) |
Nhóm đối tượng phù hợp với Asha 501 dự kiến sẽ chiếm đa số ở thị trường bình dân, nông thôn và nhóm người dùng tuổi teen. Lớp vỏ máy bằng nhựa polycarbonate ( khá giống với Asha 206 đã bán trên thị trường) với các màu xanh lá, đỏ, vàng, xanh dương, xám, đen kèm theo tai nghe cùng màu sẽ đánh vào thị hiếu của nhóm đối tượng học sinh cấp 2 và cấp 3. Đây là nhóm khách hàng thích thể hiện cá tính nhưng chưa có nhiều ngân sách cho việc mua điện thoại.
Điểm yếu 3G
Điểm đáng tiếc đáng kể đầu tiên của Asha 501 chính là không hỗ trợ kết nối 3G, nhằm giảm giá thành sản phẩm xuống dưới ngưỡng 100 USD. Dù Nokia cho rằng trình duyệt Xpress Browser với khả năng nén dữ liệu rất cao sẽ giúp việc duyệt web được mượt mà, nhưng tốc độ tải ứng dụng, download nhạc hoặc xem hình ảnh, kết nối Facebook chắc chắn sẽ vẫn chậm hơn nhiều so với kết nối 3G.
![]() |
Tuy tính năng 2 sim 2 sóng khá phù hợp với thị trường VN, nhưng không hỗ trợ 3G sẽ là một khiếm khuyết đáng kể của Asha 501, khi người dùng có thể trải nghiệm tốc độ kết nối tốt hơn ở các dòng máy hỗ trợ 3G. (Ảnh: BM.) |
Theo thiết kế ban đầu, chiếc điện thoại này được Nokia hướng đến các thị trường có tỉ lệ người dùng bình dân cao, nơi kết nối 3G và điện thoại màn hình cảm ứng chưa phổ biến.
Trong khi đó, Việt Nam lại là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển mạng 3G nhanh chóng mặt, giá cước 3G ở trong nhóm thấp nhất thế giới. Điều này sẽ gián tiếp tạo nên những rào cản bất lợi cho Asha 501 khi phát hành tại Việt Nam.
Trong phần trả lời phỏng vấn của VietNamNet, một đại diện Nokia tại lễ ra mắt hôm 9/5 ở New Delhi (Ấn Độ) cho biết: “Chúng tôi dự kiến Asha 501 sẽ được phát hành tại các thị trường trọng điểm từ cuối tháng 6, sau đó sẽ đến các thị trường thứ cấp như Việt Nam”. “Nokia cũng dự kiến sẽ có phiên bản Asha 501 hỗ trợ kết nối 3G, nhưng chưa có thời điểm cụ thể.”
Một rào cản đáng kể nữa khi người dùng muốn chuyển đổi sang Asha 501, đó là máy không hỗ trợ cập nhật danh bạ từ Gmail contact mà chỉ hỗ trợ Facebook contact. Điều này có nghĩa là bạn sẽ phải dùng một thiết bị (điện thoại hoặc máy tính) hỗ trợ cả Facebook và Gmail contact để đồng bộ 2 danh bạ này thành một, sau đó mới chuyển tài khoản Facebook vào Asha 501 để đồng bộ danh bạ.
![]() |
Trình duyệt Xpress Browser có tốc độ khá tốt, nhưng hiển thị giao diện wap chưa thực sự hoàn thiện. (Ảnh: BM.) |
Nhiều rào cản tại thị trường Việt Nam
Với những thị trường như Ấn Độ với dân số lớn thứ nhì thế giới, Asha 501 được giới công nghệ dự đoán sẽ đáp ứng tốt thị hiếu người tiêu dùng bình dân, bởi tỉ lệ dân số sử dụng điện thoại vẫn đang còn khá thấp và giá cước 3G đắt đỏ.
Giới phân tích đã đánh giá Asha 501 là sản phẩm thông minh nhất trong nhóm điện thoại đa tính năng (smartest feature phone) hiện có trên thị trường. Tuy nhiên điểm yếu thiếu kết nối 3G sẽ làm giảm đáng kể tính cạnh tranh của sản phẩm này ở các thị trường đã có 3G phổ biến như Việt Nam.
![]() |
Dù màu sắc Asha 501 khá bắt mắt và nổi bật, nhưng để chụp được những tấm ảnh đủ chất lượng đăng báo, bạn sẽ vẫn phải cần một chiếc smartphone cao cấp hơn. (Ảnh: BM.) |
Dù có thiết kế không ấn tượng bằng, nhưng các sản phẩm điện thoại Android cảm ứng giá rẻ có cấu hình tương đương đã xuất hiện trước tại thị trường Việt Nam khá lâu, đồng thời có cả kết nối 3G cũng sẽ là rào cản không nhỏ để Asha 501 xâm nhập thị trường thành công một cách dễ dàng.
Nếu là người từng sử dụng các smartphone cao cấp để phục vụ công việc và thông tin như email, thường xuyên kết nối Internet để duyệt web, muốn cài đặt các trò game và ứng dụng mới nhất giống như từ Google Play hay Apple Store… Asha 501 có thể sẽ không thỏa mãn được nhu cầu của bạn. Nhưng nếu là người dùng mới tiếp cận với smartphone tầm trung giá rẻ, muốn dùng điện thoại để giải trí, nghe nhạc, lướt web, cập nhật Facebook, chơi các game cài sẵn trên máy cả ngày mà không lo hết pin, thì Asha 501 đáng là một ứng viên đáng để bạn lựa chọn.
Video ra mắt mới nhất của Asha 501: